XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Chương Mỹ có 05 tập thể và 25 hộ gia đình được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2023
Ngày đăng 09/05/2024 | 16:01  | Lượt xem: 69

Ngày 04/5 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2335/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” thành phố Hà Nội năm 2023.

Theo đó, UBND thành phố tặng Bằng khen cho 34 tập thể, 83 hộ gia đình và 67 cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2023. Trong đó, huyện Chương Mỹ có 05 tập thể và 25 hộ gia đình được UBND thành phố tặng Bằng khen. 05 tập đó là: Nhân dân và cán bộ thôn An Hiền, Cốc Thượng (xã Hoàng Diệu), thôn Mỗ Xá, thôn Phú Đức (xã Phú Nam An) và thôn Phượng Nghĩa (xã Phụng Châu). Đối với 25 hộ gia đình được thành phố tặng Bằng khen là các gia đình ở các xã: Phụng Châu, Phú Nam An, Thanh Bình, Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên; các hộ gia đình đã hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới với trị giá từ 140 triệu đồng trở lên.

Huyện Chương Mỹ triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP từ cuối năm 2019. Lỹ kế đến nay, trên địa bàn huyện có 21 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP, với tổng số 178 sản phẩm của 37 chủ thể được phân hạng cấp sao từ 03 sao trở lên.

Thực hiện Kế hoạch Chương trình OCOP năm 2024, UBND huyện đã chỉ đạo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tổ chức rà soát, lựa chọn các sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình, phấn đấu đến hết năm 2024. Mục tiêu phấn đấu có thêm từ 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên, 100% số xã trong huyện có sản phẩm OCOP. Trong năm 2024, huyện sẽ tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 04-CTr/TU thành phố, Chương trình 07-CTr/HU huyện;Tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện kết hợp với trưng bày giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Một số sản phẩm OCOP năm 2023 của huyện Chương Mỹ

Thời gian qua Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới của huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đồng thời tổ chức rà soát các sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng Giấy chứng nhận để hướng dẫn các chủ thể đăng ký đánh giá, phân hạng lại. Kết quả, đến nay toàn huyện có 55 sản phẩm của 27 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Trong đó có 37 sản phẩm mới và 18 sản phẩm tham gia đánh giá lại. Các sản phẩm mới tham gia đăng ký phân hạng, đánh giá sản phẩm OCOP năm nay tập trung chủ yếu ở 11 xã, thị trấn hiện chưa có sản phẩm OCOP như: thị trấn Xuân Mai, xã Ngọc Hòa, Mỹ Lương, Hữu Văn, Hợp Đồng, Thanh Bình, Đông Phương Yên, Thượng Vực, Tốt Động, Tân Tiến, Văn Võ….Năm 2024, toàn huyện phấn đấu có trên 30 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên và phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên.

Sáng 09/5  Hội LHPN xã Nam Phương Tiến phối hợp với Trung tâm bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xử lý và trữ nước an toàn tại hộ gia đình cho các hộ gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn xã.

Về dự và trực tiếp truyền giảng có ông Lê Đức Thuận - Chuyên viên Phòng truyền thông thông tin bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp trực thuộc Sở nông nghiệp thành phố Hà Nội. Tham gia tập huấn có trên 120 hội viên phụ nữ địa bàn xã Nam Phương Tiến.

Các đại biểu tham gia lớp tập huấn tại xã Nam Phương Tiến.

Chuyên viên Phòng truyền thông thông tin bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội truyền đạt các nội dung tập huấn.

Tại lớp tập huấn, các cán bộ, hội viên phụ nữ xã Nam Phương Tiến được trang bị các kiến thức về: nguồn nước, các phương pháp xử lý nước đơn giản quy mô hộ gia đình và hướng dẫn triển khai hoạt động thông tin giáo dục truyền thông. Để góp phần củng cố các nội dung phần lý thuyết, các học viên đã cùng tham gia làm thực hành vẽ mô hình xử lý nước và trữ nước hộ gia đình thực tế ở địa phương; Trao đổi trực tiếp với giảng viên để được giải đáp các vấn đề khó khăn, còn tồn tại trong xử lý nước và trữ nước hộ gia đình.

Thông qua lớp tập huấn, với những kiến thức nắm bắt được, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ sẽ là một tuyên truyền viên tích cực tại thôn xóm, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người dân tại địa phương trong việc xây dựng các mô hình xử lý nước hộ gia đình, góp phần cải thiện chất lượng nước, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho chính mình, gia đình và cộng đồng xung quanh, giáo dục, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người dân tại địa phương trong việc xây dựng các mô hình xử lý nước hộ gia đình, góp phần cải thiện chất lượng nước, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho chính mình, gia đình và cộng đồng.

 

                                                                             Kim Thoa – Doãn Hòa

Trung bình (0 Bình chọn)