DI TÍCH LỊCH SỬ
Chùa Thanh Nê có tên chữ là Linh Quang Tự được tọa lạc ngay bên cạnh di tích Đình làng Thanh Nê, nơi đây cũng đã được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 2014.
Chùa Thanh Nê là nơi thờ Phật và Chư vị bồ tát theo phái Đại Thừa. Cũng giống với Đình làng, Chùa được kết cấu có kiến trúc chữ Đinh, gồm các công trình chính Tam quan, Tiền Đường, Thượng Điện, Nhà tổ, Nhà mẫu, sân vườn.
Di tích Chùa Thanh Nê
Tam quan: được thiết kế với ba lối đi, hai cửa phụ hai bên có kích thước như nhau, nhỏ hơn khá nhiều so với cổng chính. Phía trên cùng cổng được lợp mái ngói, điêu khắc kỳ công và hai bên các lối đi được khắc các câu đối. Ở gác mái được đặt chuông để phục vụ các nghi lễ và kêu gọi dân làng. Cổng tam quan được trùng tu xây lại từ tháng 3 tới tháng 10 năm 2023 với mức kinh phí khoảng 4,5 tỷ đồng. Tiến sâu vào bên trong kết cấu chính của chùa Thanh Nê được kết cấu theo kiểu chữ “Đinh” gồm Tiền đường và Thượng điện Tiền đường: gồm 3 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, hai mái chảy lợp ngói ta. Chính giữa bờ nóc đắp hổ phù đội mặt trăng, hai đốc mái đắp hai đầu kìm. Phía trên các gian tiền đường treo hoành phi, bên dưới là cửa võng và câu đối. Gian bên phải treo quả chuông, sát gian hai hồi đặt tượng Hộ Pháp, Đức Ông,Thánh Tăng và tượng Địa Tạng bồ tát. Song song với tòa Tiền đường là tòa Thượng điện gồm các lớp tượng: Trên cùng là bộ tượng Tam thế. Lớp thứ hai là bộ tượng A Di Đà, hai bên là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát. Lớp cuối cùng là Tòa Cửu Long cùng tượng Thích Ca Mâu Ni với hai bên là Quan Âm Chuẩn Đề và Quan Âm Tọa Sơn. Đi cùng với các bộ tượng trên các gian đều treo hoành phi, câu đôi, cửa võng. Đi tiếp trong khuôn viên của chùa là Nhà Tổ với dạng chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế, 1 gian hậu cung được xây bệ gạch cao đặt tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma cùng các đồ thờ tự. Cuối cùng trong khuôn viên chính là nhà Mẫu được nằm ở phía bên trái chùa chính, gồm 5 gian, xây dạng chữ Nhất. Gian giữa nhà Mẫu xây bệ gạch cao đặt 3 pho tượng Tam tòa Thánh mẫu, phía dưới đặt hai tượng hầu, ỷ thờ và hương án.
Phần trang trí tại nhà Mẫu tập trung trên các đấu kê chạm hình cánh sen cách điệu. Tạo nên sự hài hòa nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng tại di tích.
Cuối cùng trong khuôn viên chính là nhà Mẫu được nằm ở phía bên trái chùa chính, gồm 5 gian, xây dạng chữ Nhất. Gian giữa nhà Mẫu xây bệ gạch cao đặt 3 pho tượng Tam tòa Thánh mẫu, phía dưới đặt hai tượng hầu, ỷ thờ và hương án. Phần trang trí tại nhà Mẫu tập trung trên các đấu kê chạm hình cánh sen cách điệu. Tạo nên sự hài hòa nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng tại di tích. Đi cùng với năm tháng, cho tới ngày nay chùa vẫn bảo lưu được hệ thống tượng có niên đại nghệ thuật thời Nguyễn, hoành phi Bảo Đại 10, mõ thời Nguyễn… góp phần làm rõ hành trạng của các vị được thờ.
Hàng năm, mỗi khi tết đến xuân sang chùa luôn rực sáng ánh đèn, hương hoa, thu hút đông đảo con hương, phật tử, người dân hay du khách thập phương tới đây người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người trong gia đình; cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống.
Nguyễn Huế