TIN VĂN HÓA - XÃ HỘI
Trong thời tiết vào Hè, dịch bệnh nói chung, dịch tay chân miệng nói riêng có xu hướng gia tăng, các ca bệnh tản phát, chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi và dễ lây lan trong môi trường lớp học mẫu giáo, nhà trẻ. Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, số ca mắc tay chân miệng tăng trong các tuần gần đây đến nay là 89 ca mắc.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 18/4 đến ngày 25/4, toàn thành phố ghi nhận ghi nhận 290 ca tay chân miệng, tại 30 quận, huyện, thị xã; tăng 50 ca mắc so với tuần trước. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông; Nam Từ Liêm, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Xuân, Thanh Oai và Chương Mỹ. Cộng dồn năm 2025, thành phố ghi nhận 1.506 ca mắc, tăng 948 ca so với cùng kỳ năm 2024, không có ca tử vong.
Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, trong tuần 17, tính đến ngày 25/4, huyện ghi nhận 08 ca mắc tay chân miệng, cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 89 ca mắc, tăng 41 ca tăng so với cùng kỳ. Không ghi nhận ổ dịch, số ca rải rác ở 07 xã, thị trấn.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Ngày khi có báo cáo về các ca bệnh, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Trạm y tế các xã, thị trấn và các trường học thực hiện ngay các biện pháp khoanh vùng xử lý ổ dịch, phun thuốc khử khuẩn trường lớp, theo dõi cách ly các ca bệnh và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các ổ dịch.
Trong thời tiết vào Hè, dịch bệnh nói chung, dịch tay chân miệng nói riêng có xu hướng gia tăng, các ca bệnh tản phát, chủ yếu ở nhóm trẻ ≤ 3 tuổi, chiếm 95%, và ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. Dự báo trong thời gian tới số ca mắc tay chân miềng có thể sẽ tiếp tục tăng. Trung tâm Y tế chỉ đạo Trạm Y tế các xã, thị trấn Tiếp tục giám sát, điều tra, các ca bệnh phát sinh, nhất là các ca tay chân miệng xuất hiện trường học để xử lý kịp thời, vì đây là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh.
Trường mần non Lam Điền – nơi có học sinh bị bệnh tây chân miệng tiến hành vệ sinh trường trường lớp.
Ngành Y tế cho biết: Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt dễ bùng phát thành dịch do tốc độ lây lan nhanh chóng trong môi trường trường học do sự tiếp xúc gần giữa các học sinh. Virus gây bệnh có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, bọng nước hoặc phân của người bệnh. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi những triệu chứng khó chịu mà quan trọng hơn là ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng. Dù phần lớn các ca bệnh đều diễn tiến nhẹ, nhưng trong một số trường hợp, virus tay chân miệng có thể tấn công hệ thần kinh, tim mạch, gây viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim hoặc phù phổi cấp. Những biến chứng này không chỉ đe dọa tính mạng mà còn để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ, hệ miễn dịch càng yếu thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao.
Ngành Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất là kết hợp nhiều biện pháp từ giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn uống hợp lý, duy trì môi trường sống sạch sẽ đến hạn chế tiếp xúc với người bệnh, theo dõi sức khỏe chặt chẽ và tăng cường đề kháng cho trẻ. Dù đây là bệnh phổ biến và có thể tự khỏi, nhưng nguy cơ biến chứng vẫn tồn tại, đặc biệt khi bùng phát thành dịch. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Minh Thân
DANH MỤC TIN TỨC
- Tin tức - Sự kiện nổi bật
- Tin hoạt động Thành phố, trong nước
- Tin hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Tin hoạt động HĐND
- Tin Kinh tế
- Tin Văn hóa - Xã hội
- Tin An ninh - Quốc phòng
- Tin cải cách hành chính, chuyển đổi số
- Sắp xếp đơn vị hành chính
- Thông tin Giải phóng mặt bằng
- Tin hoạt động người tốt, việc tốt
- Tin hoạt động các Xã, Thị trấn