TIN KINH TẾ TIN KINH TẾ

Nông dân Chương Mỹ liên tục được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi
Ngày đăng 18/07/2024 | 16:12  | Lượt xem: 572

Sáng 17/7, Phòng kinh tế huyện phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc theo hướng an toàn sinh học cho 50 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Đồng Lạc.

Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam truyền đạt nội dung tập huấn

Tại lớp tập huấn, giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin về ngành chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm. Từ đó cho thấy ý nghĩa thiết thực của biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học hiện nay

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học: Là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài vào và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi. Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi sẽ ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại, không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trại, không để vật nuôi trong trại phát bệnh.

Đảm bảo an toàn sinh học với các nguyên tắc đó là: Cách ly và kiểm soát vào, ra; Vệ sinh làm sạch đúng cách để loại trừ trên 80% mầm bệnh; Thực hiện khử trùng nhằm tiêu diệt những mầm bệnh còn sót lại sau khi vệ sinh.

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là dịch tả lợn Châu Phi thì việc áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học là việc rất quan trọng và cần thiết nhằm bảo vệ tốt cho đàn vật nuôi. Thông qua lớp tập huấn giúp cho các hộ chăn nuôi nắm chắc kỹ thuật, nâng cao kiến thức về an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào đàn vật nuôi. Qua đó góp phần hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Sáng 18/7, Chi cục chăn nuôi, thủy sản và thú y Hà Nội phối hợp với Phòng kinh tế huyện tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho gần 100 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ và Tốt Động.

Toàn cảnh lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn, các đại biểu đã được nghe cán bộ Chi cục chăn nuôi, thủy sản và thú y Hà Nội thông tin về tình hình nuôi trồng thuỷ sản của Thủ đô Hà Nội - Một trong những tỉnh, thành phố có truyn thống nuôi trồng thủy sản (NTTS) đứng trong tốp đầu các tỉnh phía Bắc v cả diện tích nuôi và sản lượng thủy sản nuôi trồng. Trong đó nêu bật một số sản phẩm thuỷ sản đã được công nhận OCOP bao gồm: cá Trắm cỏ cắt khúc, cá Trôi cắt khúc, cá Chép cắt khúc, cá Rô phi nguyên con, cá Chim thính Vật Lại,... bước đầu phát huy hiệu quả. Cùng một số mô hình phát triển thủy sản theo chuỗi cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình chuỗi thủy sản cá rô đồng tại Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy sản Minh Quân huyện Ứng Hòa (quy mô sản xuất khoảng 05 tấn/ngày), mô hình chuỗi thủy sản cá rô phi tại Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng – huyện Thanh Trì (quy mô sản xuất khoảng 300 tấn/năm),....

Tiếp đó là một số văn bản quy phạm pháp luật về nuôi trồng thủy sản trong  Luật thủy sản 2017; Thông tư số 17/2018/TT-BNN v quản lý cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ ban đầu; Những vấn đề mà người nuôi trồng thủy sản quan tâm hiện nay như: Thị trường, giống thủy sản, thức ăn cho thủy sản, cách phòng bệnh cho cá...;Quy trình nuôi trồng thủy sản từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến thả giống, chăm sóc, quản lý và thu hoạch; Giá trị giới hạn của các thông số nước cho nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt với các yếu tố hoá học về PH và Oxy hoà tan; Cách lựa chọn con giống tốt; Cơ cấu giống và hình thức nuôi phù hợp; Một số giống thuỷ sản thích hợp cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao hiện nay như: Tôm càng xanh, cá trắm cỏ, rô phi, cá chép lai

Để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bn vững người nuôi trồng thủy sản, giảng viên lưu ý bà con:Cần làm tốt công tác xây dựng và thiết kế ao nuôi; Sử dụng nguồn con giống có chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng; Lựa chọn đối tượng nuôi và hình thức nuôi phù hợp; Sử dụng nguồn thức ăn chất lượng, tận dụng nhiu nguồn thức ăn để giảm giá thành sản phẩm;  Hạn chế sử dụng các loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh. Sử dụng thuốc, hóa chất có trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Nông Nghiệp quy định; Hạn chế sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường nên sử dụng các loại chế phẩm vi sinh

Qua phổ biến một số bệnh của cá nuôi và biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh cho cá, giảng viên khẳng định phòng bệnh hơn chữa bệnh, chỉ chữa bệnh khi cần thiết. Ngoài ra giảng viên lớp tập huấn còn hướng dẫn các hộ chăn nuôi test oxy cho ao nuôi cá; Giải đáp thắc mắc của hộ sản xuất về việc làm sao để tăng PH trong ao nuôi và công thức tự làm men vi sinh cho cá.

Giảng viên trao đổi, hướng dẫn nông dân thực hiện kỹ thuật test oxy

 

Sáng 18/7, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Phòng kinh tế huyện tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật bảo quản bưởi sau thu hoạch tại xã Trần Phú.

 

Quang cảnh hội nghị.

Tất cả các hộ trồng bưởi của xã Trần Phú đều được thụ hưởng nội dung tập huấn. Tại đây, cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin đến các hộ về các giống bưởi hiện nay như: Bưởi diễn, bưởi năm roi, bưởi da xanh... Kỹ thuật vệ sinh vườn nhằm mục đích làm gọn, sạch, loại bỏ mầm bệnh, chuẩn bị tốt điều kiện chăm sóc cây bưởi cho vụ sau; Kỹ thuật bón phân nhằm phục hồi đất, phục hồi cây, đảm bảo dinh dưỡng theo nhu cầu cây; Kỹ thuật tỉa quả, tỉa cành; Kỹ thuật chống cành; Tình hình sâu, bệnh hại cây bưởi, quả bưởi và biện pháp phòng, chống với một số loại sâu bệnh phổ biến trên quả bưởi như: Bệnh ghẻ loét quả, ruồi vàng đục quả, thối nâu, bọ trị, rệp, nhện ...

Chăm sóc cây sau thu hoạch sẽ hỗ trợ quá trình phát triển của cây, giảm chi phí cho phòng trừ bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của quả

Kỹ thuật thu hoạch quả bưởi cần đảm bảo: Chọn đúng thời điểm quả chín, chất lượng quả đạt được tốt nhất. Chọn đúng thời điểm thu hoạch, quả tránh được sự hô hấp mạnh, tránh được nước, hơi nước cóchứa nấm mốc, bào tử nấm mốc bám trên quả, nhiễm vào vết cắt. Sử dụng đúng dụng cụ thu hoạch giúp vết cắt gọn, phẳng hơn, quả ít bị tạp nhiễm đất, tạp nhiễm vi sinh vật. Xử lý quả bằng cách rửa bằng nước sạch, lau bằng cồn và hong khô nhanh cũng là những biện pháp làm giảm các chất bụi bẩn, giúp mã quả sáng đẹp, giảm bớt lượng vi sinh vật trên vỏ quả. Đệm lót quả, vận chuyển quả đúng quy cách và bảo quản quả ở nơi sạch sẽ, thoáng mát cũng giúp quả bảo quản được thời gian lâu hơn.

Thực hiện kỹ thuật bảo quản quả sau thu hoạch: Bà con phân loại quả theo chủng loại, kích cỡ, khối lượng để bảo quản. Quả mang bảo quản không bị vết xước, giập, không bẩn. Chọn các loại hóa chất, vật liệu thân thiện để bảo quản. Hiệu quả hơn cho việc phòng trừ bệnh do nấm là sử dụng nước vôi trong, vôi đặc và cồn loãng. Quá trình thực hiện cần đi găng tay nylon để tránh nhiễm vi sinh vật từ tay người sang quả. Bảo quản quả trong điều kiện tương đối kín (túi bao, màng bao, bạt phủ) và mát (bảo quản trong cát) để tránh mất nước cũng như hạn chế quá trình hô hấp của quả. Không xếp chồng quả lên quá cao sẽ gây hiện tượng đè các quả lên nhau, nhanh hỏng. Kiểm tra bưởi thường xuyên trong quá trình bảo quản để loại bỏ các quả bị hư hỏng, tránh lây nhiễm. Đóng bưởi vào các thùng, hộp xốp, hộp carton có ngăn cách, có đục lỗ để quả tránh bị va chạm trong quá trình vận chuyển.

Qua thông tin một số mô hình thực hiện bưởi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bà con hiểu rõ: Quả bưởi rất có tiềm năng kinh tế nên không ngừng được mở rộng sản xuất và đầu tư cho chất lượng của quả với mục đích xuất khẩu. Để bưởi có thể xuất khẩu được, các khâu trong chuỗi đều phải đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng, cảm quan và vệ sinh đảm bảo với yêu cầu của quốc gia nhập khẩu. Mỗi hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất cần không ngừng cải tiến phương pháp trồng trọt, chăm sóc bưởi, đồng thời tập trung hơn nữa về kỹ thuật sơ chế và bảo quản bưởi. Tiếp tục tận dụng các lợi thế của quả bưởi cũng như phụ phẩm của nó để đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm hàng hóa, tạo giá trị gia tăng.

 

Lan Oanh

 

Trung bình (0 Bình chọn)