TIN KINH TẾ TIN KINH TẾ

Huyện Chương Mỹ cấy xong 100% diện tích lúa Xuân, chủ động triển khai các biện pháp chăm sóc lúa, diệt trừ sinh vật hại lúa
Ngày đăng 01/03/2023 | 14:25  | Lượt xem: 254

Tính đến hết ngày 28/2, huyện Chương Mỹ cấy xong toàn bộ diện tích lúa Xuân. Đảm bảo 100% kế hoạch gieo cấy.

Lúa Xuân sau cấy sinh trưởng, phát triển tốt.

Vụ Xuân năm nay, huyện Chương Mỹ gieo cấy 8.570 ha lúa. Cơ cấu nhóm giống lúa chất lượng cao chiếm từ 70-75% (giống TBR225, QR15, VNR20, HDT10, HD11, DT18, DT80, ĐB18....), nhóm giống lúa thuần năng suất và nhóm giống lúa lai chiếm 25 - 30% diện tích (giống Thiên ưu 8, Syn6, GS9, TH3-3, TH3-5,....).

 Để đảm bảo khung thời vụ tốt nhất cho lúa tránh được rét “Nàng bân” và lúa trỗ tập trung xung quanh Tiết Lập hạ, đạt năng suất và chất lượng cao, bà con nông dân huyện đã tích cực triển khai cấy lúa Xuân từ đầu tháng 2/2023 theo đúng kế hoạch của huyện. Hiện nay toàn bộ diện tích lúa cấy trà sớm, trà trung cũng như trà muộn của huyện đều sinh trưởng, phát triển tốt. Huyện Chương Mỹ đang tập trung triển khai các biện pháp phòng trừ sinh vật hại và chăm sóc lúa. Theo đó, các ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp cùng các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn xã viên, nông dân huyện cách chăm sóc lúa, triển khai các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại lúa, trọng tâm là diệt ốc bươu vàng và diệt chuột giai đoạn hiện nay.

Xã viên, nông dân huyện làm khung viền nilon bao quanh ruộng phòng, tránh chuột hại lúa.

Ngày 23/2/2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch diệt chuột đồng loạt toàn huyện từ ngày 03-10/3/2023 nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

Để chiến dịch diệt chuột đạt hiệu quả cao, trong 2 ngày 27 & 28/02/2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện triển khai cấp thuốc diệt chuột cho các xã, thị trấn toàn huyện với tổng số 1074,8 kg thuốc Antinmine 3DP.

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cấp phát thuốc diệt trừ chuột cho các xã, thị trấn.

Các xã, thị trấn tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh xã để toàn thể cán bộ và nhân dân được biết về đợt diệt chuột đồng loạt toàn huyện; Chuẩn bị thóc làm mồi và các loại vật tư cần thiết khác cho đợt diệt chuột; Thăm đồng phát hiện nơi cư trú của chuột và những nơi bị chuột gây hại để xác định vị trí rải bả.

Từ ngày 3-10/3/2022: Các đơn vị tiến hành làm mồi và rải mồi bả diệt chuột; Thường xuyên phát bài thông báo diệt chuột trên hệ thống truyền thanh xã để các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi nắm được tránh thiệt hại cho người và vật nuôi; Thu gom vỏ bao bì thuốc diệt chuột sau sử dụng được để đúng nơi quy định chờ đợt tiêu hủy; Sau khi rải mồi bả diệt chuột từ 3-5 ngày cần thu gom mồi bả thừa và xác chuột chết để tiêu hủy.

Ngày 24/2/2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tiếp tục ban hành hướng dẫn biện pháp phòng trừ chuột vụ Xuân 2023.

Trong hướng dẫn nêu rõ: Chuột là đối tượng dịch hại quan trọng, chuột gây hại cây trồng, vật nuôi, nông sản bảo quản trong kho gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Bên cạnh đó chuột còn phá hoại các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, các đồ dùng trong gia đình, .... Hơn nữa chuột còn là môi giới truyn bệnh cho con người như bệnh dịch hạch.

Chuột có các đặc tính: Có nhiu chủng loại và số lượng rất lớn; Có khả năng sinh sản rất nhanh, trong một năm một cặp chuột có thể sinh ra hàng nghìn con chuột con, cháu, chắt...; Chuột là loài ăn tạp, có thị giác kém, không phân biệt được màu sắc, nhưng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt, tai rất thính, có tính đa nghi, nhát bả; Chuột hoạt động mạnh v đêm, thường di chuyển trên cùng một lối đi đến cùng một nơi có sẵn thức ăn. Có khả năng di chuyển xa, bán kính hoạt động gây hại lớn, khả năng gây thiệt hại cao trên diện rộng; Chuột có thói quen mài răng nên thiệt hại do chuột gây ra lớn hơn rất nhiu so với nhu cầu ăn của chuột; Chuột thường sống trong hang ở các khu đồi gò nhất là bờ ruộng lúa. Khi lúa chín, chuột rời hang và sống trong ruộng, nhiu khi làm tổ trên cây lúa. Trong hang, chuột đào nhiu ngóc ngách để di chuyển và có thể sống thành tập đoàn.

n cứ vào đặc tính sinh vật học của chuột và điu kiện cụ thể, để phòng trừ chuột hiệu quả cần phải diệt chuột thường xuyên và áp dụng tổng hợp 3 biện pháp: Biện pháp thủ công; Biện pháp sinh học; Biện pháp hóa học

Với biện pháp thủ công được áp dụng vào đầu vụ sản xuất, khi lấy nước làm đất chuột sẽ bị thiếu thức ăn và thu hẹp nơi cư trú, lúc này cần sử dụng bẫy bán nguyệt, bẫy sập kết hợp săn đuổi, soi đèn đập vợt, để bắt chuột hiệu quả cao; Sử dụng bẫy dính trong khu dân cư nơi chuột hay qua lại. Sau thời gian tổ chức chiến dịch diệt chuột, tiếp tục điu tra tổ chức diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt ở những nơi có chuột còn gây hại.

Với biện pháp sinh học cần khuyến khích phát triển và bảo vệ đàn mèo, tuyên truyn và phổ biến cho nhân dân không săn bắt, giết thịt các loài thiên địch của chuột có trong tự nhiên như mèo, rắn, chim, trăn,.. Hạn chế dùng các thuốc diệt chuột có đđộc cao có thể gây hại cho các loài thiên địch của chuột như: mèo, chó, chim,...

Với biện pháp hóa học: Chuột có khả năng nhận biết được mùi vị của thức ăn dù chỉ là một lượng rất nhỏ ở khoảng cách xa, kết hợp với tính đa nghi nhát bả, chuột bao giờ cũng nếm thử thức ăn trước khi chúng ăn nhiu. Vì vậy, nên chú ý khi sử dụng các loại thuốc chuột có độc tính cao. Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc diệt chuột thuộc nhóm chết chậm, chống đông máu, thuốc ít độc hại cho người và vật nuôi, bảo vệ được thiên địch của chuột.

Các biện pháp hóa học được dùng ở trong các chiến dịch diệt chuột hoặc khi chuột phát triển với mật độ cao cần giảm mật độ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cần hạn chế hoặc không sử dụng thuốc có đđộc cấp tính vì nó rất độc hại cho người, thiên địch của chuột và động vật./.

 

Lan Oanh

Trung bình (0 Bình chọn)