TIN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ, ĐA 06 TIN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ, ĐA 06

Chương Mỹ: 7 nhiệm vụ giải pháp triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Ngày đăng 21/05/2025 | 10:04  | Lượt xem: 18

Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Ban thường vụ Huyện ủy đã chỉ rõ 7 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để thực hiện gồm:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Phong trào, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số; đồng thời đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Huyện Chương Mỹ dự Hội nghị tập huấn một số ứng dụng chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chuyển đổi số và Phong trào “Bình dân học vụ số” cần được thực hiện đa dạng, sáng tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên các kênh thông tin của huyện (Cổng thông tin điện tử huyện, Zalo OA, Facebook, Tài liệu Thông tin nội bộ,...). Huy động những người có ảnh hưởng trong cộng đồng tham gia truyền thông, lan tỏa Phong trào. Phố biến đến từng hộ gia đình, người dân về mục đích, ý nghĩa của Phong trào “Bình dân học vụ số”. Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm chủ công nghệ số, kỹ năng số trong tiến trình chuyển đổi số của Thủ đô và đất nước. Tích cực hưởng ứng “Ngày hội toàn dân học tập số” vào ngày 10/10 hàng năm (Ngày Chuyển đổi số quốc gia). Kết hợp giữa các hoạt động trực tuyến và trực tiếp như tổ chức các hội thảo, tọa đàm và hội nghị; trải nghiệm và hướng dẫn sử dụng các nền tảng, dịch vụ số, lớp học số cho cộng đồng.

Cập nhật, nâng cao tri thức, phổ cập kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước: Xây dựng hướng dẫn về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đảng viên tiên phong học tập kỹ năng số” trong các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn huyện, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đảng viên trong việc học tập, nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng số, thúc đẩy chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.

Người dân huyện Chương Mỹ được hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật, nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, phù hợp với tiến trình chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị. Lồng ghép, đưa nội dung chuyển đổi số, phát triển kỹ năng số vào các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước theo quy định.

Giáo dục kỹ năng số cho học sinh: Tích hợp giáo dục kỹ năng số cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt coi trọng kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục và đào tạo. Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển các mô hình giáo dục mới dựa trên công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, tạo dựng môi trường để học sinh tiếp cận, hình thành kỹ năng số và hưởng lợi từ thành quả chuyển đổi số của ngành. Phát huy vai trò của học sinh trong hoạt động tình nguyện tham gia phổ cập kỹ năng số cho người dân, trước hết là người thân trong gia đình, những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế.

Phổ cập kỹ năng số cho người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã: Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng số để công nhân và người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã nắm vững xu hướng chuyển đổi số của đơn vị, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn người lao động về cách sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý sản xuất, vận hành máy móc tự động hóa, giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm, các kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử.

Phổ cập kỹ năng số cho người dân: Định kỳ hàng tuần, tổ chức các buổi học cộng đồng cho người dân trên địa bàn xã, thị trấn: Tập trung vào các nội dung thiết thực, có thể áp dụng ngay, gắn với triển khai các đề án của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia. Khuyến khích người dân tham gia học tập kỹ năng số trên các nền tảng học trực tuyến mở đại trà. Thôn, cụm dân cư, tổ dân phố, Ban quản trị tại các khu chung cư, ... phối hợp với Tổ chuyển đổi số cộng đồng, đoàn thanh niên, doanh nghiệp công nghệ số, hội phụ nữ và các tổ chức xã hội cử hội viên có hiểu biết công nghệ hướng dẫn người dân, nhất là người cao tuổi, lao động phổ thông sử dụng các nền tảng, dịch vụ số. Tổ chức các lóp học “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi về sử dụng Internet, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán số, nhất là an toàn số và chăm sóc sức khỏe trực tuyến.

Tổ chức các lớp phổ cập công nghệ, kỹ năng số chuyên biệt cho người khuyết tật với chương trình giảng dạy phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Hỗ trợ Nhân dân vùng xa trung tâm tiếp cận, sử dụng dịch vụ, nền tảng số. Thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm bảo đảm người dân xa trung tâm có khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ số, thu hẹp khoảng cách số với thành thị.

Triển khai các mô hình, phong trào lan tỏa kỹ năng số cho cộng đồng: Mạng lưới “Đại sứ số”: Xây dựng mạng lưới “Đại sứ số” để phổ cập kỹ năng số cho cộng đồng qua mô hình Người hướng dẫn - Người học. Mỗi “Người hướng dẫn” hướng dẫn kỹ năng số cho ít nhất 5 “Người học”. Mỗi xã, thị trấn bố trí ít nhất một nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn khi người dân đến làm thủ tục hành chính chưa thành thạo kỹ năng, thao tác trên cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phong trào “Gia đình số”: Mỗi hộ gia đình có ít nhất một thành viên tham gia học tập, có hiểu biết về chuyển đổi số, kỹ năng số, sử dụng được nền tảng, dịch vụ số và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình.

Mô hình “Chợ số - Nông thôn số”: Đào tạo tiểu thương, nông dân và người dân khu vực nông thôn qua mô hình học tập 4T (Tiểu thương - Thương mại điện tử - Thanh toán không dùng tiền mặt - Tiết kiệm số), giúp người học nắm vững các kỹ năng, sử dụng công nghệ, nền tảng số trong công việc kinh doanh.

Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”: Bảo đảm 100% công dân từ 16 tuổi có danh tính số, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNelD, tài khoản ngân hàng số.

Mô hình “Tổ chuyển đổi số cộng đồng”: Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng được thành lập trong triển khai thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, nhất là ở vùng nông thôn, vùng xa trung tâm, bảo đảm mọi người dân đều được phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số.

Chiến dịch Thanh niên chung tay phổ cập kỹ năng số: Các cơ sở đoàn trên địa bàn huyện thực hiện chiến dịch thường xuyên theo chuyên đề riêng hoặc lồng ghép vào hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng, Tổ thanh niên chuyển đổi số. Thanh niên tình nguyện tổ chức các lớp, nhóm hướng dẫn cho người dân cách thức cài đặt, sử dụng các phần mềm, ứng dụng, sản phẩm, dịch vụ số./.

Hoàng Tình

Trung bình (0 Bình chọn)