THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
Ngày 26/11, Huyện ủy Chương Mỹ ban hành Kế hoạch số 13 về việc tổ chức thực hiện kết luận số 80-KL/TW, ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Và ban hành Kế hoạch số 15 – KH/HU, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Ngày 26/11, Huyện ủy Chương Mỹ ban hành Kế hoạch số 13 về việc tổ chức thực hiện kết luận số 80-KL/TW, ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Và ban hành Kế hoạch số 15 – KH/HU, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Tại Kế hoạch số 13 –KH/HU, Huyện ủy đã khẳng định: Việc tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 06/11/2020 của Thành ủy Hà Nội nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức, hình thành thói quen học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Cũng qua đó nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức, hình thành thói quen học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tình hình mới. Bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW, đáp ứng yêu cầu triển khai công tác PBGDPL trong tình hình mới trên cơ sở thực tiễn, kế thừa kết quả đánh giá, tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương.
Ảnh: Hàng năm huyện Chương Mỹ đều tổ chức tốt các hội nghị PBGDPL.
Huyện ủy đã chỉ rõ các nội dung triển khai thực hiện gồm: Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội về công tác PBGDPL; Tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; Đổi mới nội dung, hình thức bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn; Triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp, hướng về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác này; Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này, đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ làm công các PBGDPL. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội về công tác PBGDPL. Tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác PBGDPL. Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn. Triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp, hướng về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác PBGDPL. Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực PBGDPL, đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ làm công các PBGDPL
Trong Kế hoạch số 15-KH/HU, Huyện ủy đã khẳng định mục đích yêu cầu là quán triệt, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế”.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị triển khai đảm bảo kịp thời, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi của địa phương, đơn vị, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và hành động, nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và năm 2045.
Huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Trong Kế hoạch cũng nêu rõ mục tiêu tổng quát là:
Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của huyện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần sớm hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra.
Ảnh: Các tổ chức cơ sở Đảng trong huyện đã tổ chức các hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV.
Đồng thời chỉ rõ những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như sau:
Đối với nguồn nhân lực:
Đến năm 2025: Tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo đạt từ 60 - 65%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội từ 16 -19%. Khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trên địa bàn huyện; thiết lập hệ thống sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, thực hiện hiệu quả hệ thống chức nghiệp thực tài.
Đến năm 2035: Tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo đạt từ 65 - 75%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 12%. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, xây dựng, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng 4.0, chính quyền số, quản lý số, kinh tế số...góp phần cùng Thành phố tạo ra đội ngũ chuyên gia, lao động tri thức, lao động có trình độ cao tương đương trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực.
Đến năm 2045: Tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo đạt từ 75 - 85%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 10%. Phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo, có đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ.
Đối với nguồn vật lực:
Đến năm 2025: Triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phù hợp với thực tế quy mô và hiệu quả đầu tư.
Xây dựng huyện xanh, sạch, đẹp, văn minh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, có tính lan tỏa, liên kết vùng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành dứt điểm các công trình có tính chất cấp bách, các công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đến năm 2035: Triển khai hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đất theo quy định, bảo đảm khoảng 99% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác, sử dụng. Kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn nước; phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái. Xây dựng mới và vận hành mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường.
Bảo đảm hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận tiện, nhanh chóng giữa các xã, thị trấn và đến các quận, huyện lân cận.
Đến năm 2045: Chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Hoàn thiện cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thông suốt.
Đối với nguồn tài lực:
Đến năm 2025: Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Tập trung đẩy mạnh quản lý, nuôi dưỡng và khai thác các nguồn thu trên địa bàn (đặc biệt các nguồn thu mang tính chất ổn định, bền vững như từ thuế, phí,...).
Về chi ngân sách địa phương: Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, phấn đấu duy trì tỷ trọng chi thường xuyên ở mức khoảng 50% tổng chi ngân sách địa phương; tập trung nguồn lực, bố trí chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở mức hợp lý, nâng cao vai trò định hướng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; kết hợp với nâng cao chất lượng quản lý đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách.
Phối hợp với các cơ quan ngành dọc cấp trên hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; hoàn thành di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở phải di dời theo quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn huyện.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 35%; tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giảm xuống dưới mức bình quân của Thành phố.
Đến năm 2035: Phấn đấu thu ngân sách tại huyện chiếm trên 35% tổng thu ngân sách huyện, xã.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đạt 65%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 50%; tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giảm xuống dưói mức bình quân của thành phố.
Đến năm 2045: Phấn đấu thu ngân sách tại huyện chiếm trên 50% tổng thu ngân sách huyện, xã.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đạt 75%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 60%; tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giảm xuống dưới mức bình quân của Thành phố.
Huyện ủy Chương Mỹ cũng chỉ rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp chung và 3 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với từng nguồn lực...
Hoàng Tình
(Trung tâm Văn hóa – TT&TT Chương Mỹ)