XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Hơn 300 cán bộ cơ sở thôn của huyện Chương Mỹ thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; Tập huấn “Giáo dục kỹ năng công dân số” cấp Tiểu học năm học 2024 -2025
Publish date 19/10/2024 | 15:30  | Lượt xem: 57

Ngày 19/10, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức cho hơn 300 cán bộ cơ sở thôn của 15 xã thuộc huyện Chương Mỹ đi thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Đây là một nội dung trong chương trình tập huấn nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của cán bộ về phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện năm 2024.

Tham gia chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm có đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ; các cán bộ, giáo viên của Trung tâm Kỹ thuật và Nông nghiệp Thanh Xuân; trên 300 học viên là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các tổ chức chính trị - xã hội các thôn của 15 xã trong huyện Chương Mỹ gồm: Hữu Văn, Đồng Lạc, Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Phú, Hồng Phong, Quảng Bị, Đại Yên, Hợp Đồng, Phú Nam An, Hòa Chính, Thượng Vực, Văn Võ, Hoàng Diệu.

Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Một số hình ảnh chuyến học tập kinh nghiệm của cán bộ cơ sở thôn của huyện Chương Mỹ tại xã Nông thôn kiểu mẫu Phù Đổng, huyện Gia Lâm

Trong chuyến thăm quan thực tế, học tập kinh nghiệm tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, các học viên tham gia đã đến dâng hương và thăm quan khu Di tích lịch sử Quốc gia Đền Phù Đổng; nghe giới thiệu tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, những mô hình tiêu biểu của xã Phù Đổng; trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm, phát triển làng nghề hoa giấy…

Nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, Hà Nội, xã Phù Đổng thuộc vùng đất cổ trong hành lang “Tam Cổ” (Cổ Loa, Cổ Pháp, Cổ Bi), được biết đến là quê hương của Thánh Gióng, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hàng năm diễn ra lễ hội Gióng – Đền Phù Đổng, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Là một xã nông nghiệp, Phù Đổng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.182,25ha. Đơn vị hành chính được chia thành 6 thôn. Tiếp bước truyền thống lịch sử anh hùng, trong thời kỳ đổi mới, xã Phù Đổng là một trong hai xã đầu tiên của huyện được Thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Đến năm 2022, Phù Đổng là 01 trong 03 xã của Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2024 ước đạt gần 80 triệu/người.

Đồng chí Nguyễn Văn Tài - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết: trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã lựa chọn 02 lĩnh vực là: Du lịch và Văn hóa. Xã đã UBND Thành phố công nhận là Điểm du lịch Phù Đổng. Theo đó, thôn Phù Đổng 2 là một điểm điến trong hành trình du lịch Phù Đổng kết nối với các điểm đến khác trên địa bàn. Với định hướng lâu dài xây dựng Điểm du lịch Phù Đổng thành địa chỉ đỏ để du khách thập phương về tham quan, chiêm bái di tích lịch sử đền Phù Đổng với lễ hội Gióng, ghé thăm mô hình vườn đồng của các hộ dân, đồng thời thưởng thức đặc sản quê hương…Ngoài ra, xã có làng nghề hoa giấy rất phát triển và nổi tiếng, tạo việc làm và thu nhập cao cho rất nhiều hộ gia đình…

Sáng 19/10/2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ tổ chức Tập huấn “Triển khai thực hiện Giáo dục kỹ năng công dân số” cấp Tiểu học năm học 2024 -2025 cho gần 300 đại biểu là Hiệu trưởng và đại diện giáo viên các tổ chuyên môn, giáo viên tin học của 38 trường Tiểu học trong huyện.

Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ Nguyễn Thị Bích Hằng khai mạc tập huấn.

Đại diện Phong Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ tặng hoa chúc mừng giảng viên nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

 

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Bích Hằng – Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ nhấn mạnh: Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ nhỏ, học sinh đã tiếp xúc với các thiết bị điện tử, mạng xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ một cách an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm. Việc trang bị kiến thức và kỹ năng công dân số không chỉ cần thiết cho học sinh mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên. Lớp tập huấn “Giáo dục kỹ năng công dân số”sẽ giúp cho các thầy cô giáo có thêm công cụ và phương pháp để giáo dục học sinh một cách toàn diện trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Với ý nghĩa quan trọng ấy, phòng Giáo dục Đào tạo huyện đề nghị cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường cần nghiêm túc học tập và lĩnh hội kiến thức để thực hiện thành công việc tích hợp giáo dục kỹ năng công dân số tại các nhà trường kể từ năm học 2024-2025”.

Thạc sỹ Trần Thị Thanh – Giảng viên truyền đạt kiến thức tập huấn.

Các đại biểu dự tập huấn.

 

Sau bài khai mạc, các đại biểu đã được nghe Thạc sỹ Trần Thị Thanh – Giảng viên Viện Công nghệ Thông tin Trường Đại học Sư phạm 2, chia sẻ những kiến thức về công dân số, vai trò của công dân trong môi trường mạng và cách giáo dục học sinh phát triển tư duy đúng đắn khi tham gia vào không gian số cùng những kiến thức về Năng lực số, khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông và đặc biệt chi tiết cho cấp Tiểu học”; Giáo dục kỹ năng công dân số và các hình thức tổ chức, giáo dục kỹ năng công dân số như: các quy trình, cách tham chiếu chương trình môn học với khung năng lực số thông qua bảng tham chiếu minh họa của các môn học.

Qua buổi tập huấn, giáo viên đã được tìm hiểu quy trình, cách tham chiếu chương trình môn học với khung năng lực số thông qua bảng tham chiếu minh họa của các môn học như: Đạo đức, Toán, Khoa học, Công nghệ; thực hiện xây dựng bảng tham chiếu; phân tích kế hoạch bài dạy tích hợp tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng công dân số trong một môn học...

Giáo viên Tin học có thể trình bày được quy trình xây dựng bảng tham chiếu từ chương trình môn học với khung năng lực số, trình bày được các nội dung dạy học kỹ năng công dân số theo khối lớp, lựa chọn được nội dung và hình thức phù hợp để giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh, xây dựng kế hoạch bài dạy giáo dục kĩ năng công dân số.

Buổi tập huấn diễn ra trong không khí sôi nổi, với nhiều hoạt động thảo luận nhóm, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn giữa các giáo viên. Các bài tập tình huống giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt kiến thức và thực hành các kỹ năng số một cách hiệu quả.                              

 

Kim Thoa – Minh Thân

Average (0 Votes)