TIN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ, ĐA 06
Trong quý I năm 2024, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã có 32/32 xã, thị trấn ban hành quyết định kiện toàn, đổi tên Tổ Chuyển đổi số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, với 207 tổ với 1.456 thành viên.
Nhằm triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện, hỗ trợ cộng đồng dân cư triển khai ứng dụng công nghệ, huyện Chương Mỹ đã triển khai thành lập tổ công nghệ số cộng đồng. Đến hết tháng 10/2023 trên địa bàn huyện đã có 32/32 xã, thị trấn thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, với 208 tổ/1.456 thành viên.
Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn và triển khai hoạt động Tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn huyện. Trong quý I năm 2024, đã có 32/32 xã, thị trấn ban hành quyết định kiện toàn, đổi tên Tổ Chuyển đổi số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, với 207 tổ với 1.456 thành viên, giảm 01 tổ so với năm 2023 do sáp nhập thôn; các xã, thị trấn đã ban hành quy chế hoạt động của Tổ Chuyển đổi số cộng đồng.
Tổ chuyển đổi số cộng đồng tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” biết, hiểu và thực hiện 5 nội dung kỹ năng số cơ bản
Tổ chuyển đổi số cộng đồng có từ 05 - 07 thành viên/01 tổ, gồm Tổ trưởng là Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Bí thư Chi bộ. Tổ phó là Bí thư Chi đoàn thanh niên thôn, tổ dân phố. Các thành viên gồm: Chi Hội trưởng Hội Phụ nữ, chi Hội trưởng Hội Cựu chiến binh, cán bộ cảnh sát khu vực theo dõi địa bàn, người có hiểu biết về công nghệ số, năng nổ, nhiệt tình, được đào tạo về kỹ năng số để phổ biến, hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số "Make in Việt Nam”, hình thành mạng lưới triển khai công nghệ số rộng khắp trên toàn huyện.
Tổ Chuyển đổi số cộng đồng có chức năng, nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm của Tổ chuyển đổi số cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế của các thôn, tổ dân phố. Tuyên truyền chủ trương, chính sách về chuyển đổi số, tiềm năng và lợi ích của chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp và các hộ gia đình. Tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số và chính sách, pháp luật về chuyển đổi số. Tham gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, nhiệm vụ thuộc Đề án 06 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố, huyện và xã, thị trấn. Hưởng ứng, tuyên truyền, lan toả thông tin về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số, Đề án 06 đem lại cho cộng đồng.
Hướng dẫn kỹ năng số cần thiết cho người dân, doanh nghiệp và hộ gia đình để chủ động, tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Về chính quyền số: Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số, nền tảng số, công nghệ số để tương tác với chính quyền. Về kinh tế số: Hướng dẫn người dân trên địa bàn tham gia các sàn thương mại điện tử; mở tài khoản thanh toán điện tử; sử dụng các nền tảng số, công nghệ số phục vụ nhu cầu, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về xã hội số: Hướng dẫn người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ số, nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu như: Giáo dục, y tế, an sinh xã hội, giao thông vận tải….
Phương thức hoạt động: UBND xã, thị trấn ban hành Quyết định kiện toàn, đổi tên; đồng thời ban hành quy chế hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Tổ chuyển đổi số cộng đồng hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND xã, thị trấn, điều phối của UBND huyện và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố; triển khai hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số, các nền tảng số, đặc biệt là các nền tảng số quốc gia.
Để triển khai và phát huy hiệu quả vai trò của Tổ chuyển đổi số cộng đồng, các thành viên trong Tổ chuyển đổi số cần tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” biết, hiểu và thực hiện 5 nội dung kỹ năng số cơ bản như: sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ mình trên không gian mạng và sử dụng các nền tảng số khác…; tích cực phối hợp, tham gia và là những người tiên phong trong chuyển đổi số; chủ động và tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số ở địa phương. Qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại cơ sở.
Nguyễn Huế
DANH MỤC TIN TỨC
- Tin tức - Sự kiện nổi bật
- Tin hoạt động Thành phố, trong nước
- Tin hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Tin hoạt động HĐND
- Tin Kinh tế
- Tin Văn hóa - Xã hội
- Tin An ninh - Quốc phòng
- Tin cải cách hành chính, chuyển đổi số
- Sắp xếp đơn vị hành chính
- Thông tin Giải phóng mặt bằng
- Tin hoạt động người tốt, việc tốt
- Tin hoạt động các Xã, Thị trấn