Chương Mỹ: Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Publish date 20/05/2025 | 11:01  | Lượt xem: 16

Ban chỉ đạo về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số huyện ủy Chương Mỹ vừa ban hành kế hoạch số 02 về việc triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

 

Kế hoạch nêu rõ mục đích của việc triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn huyện là: Nâng cao nhận thức và thống nhất hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các tầng lp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số, khơi dậy động lực tự thân của mỗi người trong học tập, rèn luyện kỹ năng số và tham gia đầy đủ vào tiến trình chuyển đi số của Thủ đô. Triển khai sâu rộng Phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn địa bàn huyện để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyến đổi số quốc gia” và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57- NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số"

Phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Ban thường vụ Huyện ủy  yêu cầu: Triển khai toàn diện, sâu rộng Phong trào “Bình dân học vụ số” đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số. Cán bộ, công chức, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tiên phong, gương mẫu thực hiện góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số, chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân trên địa bàn huyện.

Thực hiện bài bản, khoa học, linh hoạt và sáng tạo, bám sát tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học nhằm kiến tạo hệ sinh thái học tập số đa dạng, phong phú, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và các nền tảng học tập trực tuyến, bảo đảm phương thức tiếp cận linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng.

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình triển khai thực hiện Phong trào trên địa bàn huyện. Triển khai nhanh, rộng khắp, bao trùm, có tính hệ thống, gắn kết, hoàn thành sớm. Tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống, giúp người dân kết nối, tương tác và phát triển kỹ năng số để sử dụng các nền tảng dịch vụ số, hình thành thói quen và văn hóa trong môi trường số.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bảo đảm hiệu quả thực chất. Kết quả của Phong trào phải được đo lường bằng sự thay đối căn bản về năng lực số của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng chính phủ số, xã hội số.

Đoàn viên thanh niên là lực lượng nòng cốt trong thực hiện chuyển đổi số.

Về nội dung phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn huyện, Ban thường vụ Huyện ủy chỉ rõ gồm: Tuyên truyền, phổ biến, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân về chuyển đổi số và công tác phổ cập kỹ năng số cho người dân trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, công tác phổ cập kỹ năng số cho người dân với phương châm: “không ai bị bỏ lại phía sau ” và “người dân, doanh nghiệp là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số”.

Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân; cập nhật, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công; phổ cập kỹ năng số cho học sinh, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân trong học tập, nghiên cứu, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ thiết yếu khác.

Thi đua tự học về chuyển đổi số, rèn luyện phát triển kỹ năng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; khai thác có hiệu quả các dịch vụ, nền tảng số, các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo trong công việc và cuộc sống; xây dựng đơn vị số, cộng đồng số, gia đình và công dân số.

Gắn kết Phong trào với việc tiếp tục triển khai Quyết định số 06/QĐ-CP ngày 06/01/2022 về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06); Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/05/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2025; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Thành uỷ Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Kế hoạch số 146-KH/HU ngày 21/4/2023 của Huyện ủy Chương Mỹ về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn huyện Chương Mỹ; Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 23/01/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn Đảng bộ Thành phố Hà Nội, xây dựng, phát triển Thủ đô thông minh và triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng”; tiếp tục triển khai nền tảng iHaNoi (Công dân Thủ đô số), nền tảng trực tuyến Đề án 06 của UBND thành phố Hà Nội nhằm thực hiện Đề án 06/CP.

Về những chỉ tiêu cụ thể, huyện Chương Mỹ phấn đấu: Năm 2025 có trên 95% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc; 100% học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, có kỹ năng an toàn trong học tập và tương tác xã hội trong môi trường số; Trên 85% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đối số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, biết bảo vệ bản thân trên môi trường số; Phấn đấu 85% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; huyện Chương Mỹ nằm trong nhóm 10 quận, huyện, thị xã dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ người dân trong độ tuổi trưởng thành đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VnelD; 80% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

Năm 2026, huyện Chương Mỹ phấn đấu có 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc; 100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số; 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số; Phấn đấu trên 85% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; huyện Chương Mỹ duy trì vị trí nằm trong tốp 10 quận, huyện, thị xã dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ người dân trong độ tuổi trưởng thành đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VnelD; 100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã có kiến thức về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

 

Hoàng Tình

Average (0 Votes)